Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
74030

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số

Ngày 13/11/2024 00:00:00

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá trong quá trình phát triển, tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng đào tạo nguồn nhân lực số phục vụ cho nhiệm vụ chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Buổi bảo vệ đồ án học phần “Thị giác máy tính” của sinh viên Khoa CNTT&TT, Trường Đại học Hồng Đức.

Trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ được xem là phương tiện, còn con người chính là yếu tố quyết định sự thành công. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn nhân lực số của tỉnh ta còn thiếu và chưa đáp ứng kịp sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) tỉnh, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chính về phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ các chức năng, nhiệm vụ thì nguồn lực hiện tại của trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với nhiều nhiệm vụ mới được giao, như số lượng biên chế được giao ít; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung triển khai thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả 3 lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhưng với nguồn lực hiện có, Trung tâm CNTT&TT chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu về triển khai chuyển đổi số mang tính nền tảng và liên ngành.

Thực tế tại các địa phương hiện nay nguồn nhân lực số phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số chủ yếu là kiêm nhiệm, không có chuyên môn lĩnh vực công nghệ thông tin do đó trong quá trình xử lý các vấn đề mang tính chuyên môn cao gặp rất nhiều khó khăn.

Trường Đại học Hồng Đức hiện có khoảng 550 sinh viên ngành CNTT&TT đang theo học. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành công nghệ thông tin được nhà trường và tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay. Hiện nhà trường có 8 phòng máy tính với gần 500 máy tính phục vụ đào tạo và thực hành cho sinh viên; 1 trung tâm dữ liệu (Data Center); phòng máy chủ gồm 4 máy chủ ứng dụng, 4 máy chủ dữ liệu; phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo với hệ thống máy GPU hiệu năng cao phục vụ nghiên cứu và ứng dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn. Ngoài ra, nhà trường đang đẩy mạnh chuyển đổi số bằng hệ thống phần mềm quản trị tổng thể, cung cấp cho giảng viên, nhân viên và toàn thể người học nhiều dịch vụ số, giảm thiểu thủ tục hành chính và thời gian xử lý các nghiệp vụ trong nhà trường. Dự kiến năm 2024, trường tiếp tục đầu tư hoàn thiện thêm 2 phòng máy tính mới phục vụ nhu cầu phát triển ngành đào tạo CNTT&TT đa phương tiện.

PGS.TS Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cho biết: Đối với ngành CNTT&TT, quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn phát triển của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực số có trình độ chuyên môn vững chắc, có ý thức cầu thị và nghiêm túc, có năng lực tự học và chủ động phát triển kỹ năng số để thích ứng với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là các công nghệ lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây...

Nguồn nhân lực số được đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng để thực hiện thành công, hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng của kinh tế số, có vai trò dẫn dắt các tổ công nghệ số cộng đồng, lan tỏa tiềm năng ứng dụng công nghệ số đến mọi vùng, miền của tỉnh, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, về bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo, công chức trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cho hơn 3.500 học viên là cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các xã trên địa bàn tỉnh mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình bảo vệ 4 lớp; tập huấn kiến thức về kỹ năng số; tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; các nội dung bảo đảm an toàn, an ninh hoạt động trên hạ tầng bưu chính khi tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử...

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số

Đăng lúc: 13/11/2024 00:00:00 (GMT+7)

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá trong quá trình phát triển, tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng đào tạo nguồn nhân lực số phục vụ cho nhiệm vụ chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Buổi bảo vệ đồ án học phần “Thị giác máy tính” của sinh viên Khoa CNTT&TT, Trường Đại học Hồng Đức.

Trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ được xem là phương tiện, còn con người chính là yếu tố quyết định sự thành công. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn nhân lực số của tỉnh ta còn thiếu và chưa đáp ứng kịp sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) tỉnh, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chính về phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ các chức năng, nhiệm vụ thì nguồn lực hiện tại của trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với nhiều nhiệm vụ mới được giao, như số lượng biên chế được giao ít; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung triển khai thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả 3 lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhưng với nguồn lực hiện có, Trung tâm CNTT&TT chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu về triển khai chuyển đổi số mang tính nền tảng và liên ngành.

Thực tế tại các địa phương hiện nay nguồn nhân lực số phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số chủ yếu là kiêm nhiệm, không có chuyên môn lĩnh vực công nghệ thông tin do đó trong quá trình xử lý các vấn đề mang tính chuyên môn cao gặp rất nhiều khó khăn.

Trường Đại học Hồng Đức hiện có khoảng 550 sinh viên ngành CNTT&TT đang theo học. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành công nghệ thông tin được nhà trường và tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay. Hiện nhà trường có 8 phòng máy tính với gần 500 máy tính phục vụ đào tạo và thực hành cho sinh viên; 1 trung tâm dữ liệu (Data Center); phòng máy chủ gồm 4 máy chủ ứng dụng, 4 máy chủ dữ liệu; phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo với hệ thống máy GPU hiệu năng cao phục vụ nghiên cứu và ứng dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn. Ngoài ra, nhà trường đang đẩy mạnh chuyển đổi số bằng hệ thống phần mềm quản trị tổng thể, cung cấp cho giảng viên, nhân viên và toàn thể người học nhiều dịch vụ số, giảm thiểu thủ tục hành chính và thời gian xử lý các nghiệp vụ trong nhà trường. Dự kiến năm 2024, trường tiếp tục đầu tư hoàn thiện thêm 2 phòng máy tính mới phục vụ nhu cầu phát triển ngành đào tạo CNTT&TT đa phương tiện.

PGS.TS Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cho biết: Đối với ngành CNTT&TT, quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn phát triển của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực số có trình độ chuyên môn vững chắc, có ý thức cầu thị và nghiêm túc, có năng lực tự học và chủ động phát triển kỹ năng số để thích ứng với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là các công nghệ lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây...

Nguồn nhân lực số được đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng để thực hiện thành công, hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng của kinh tế số, có vai trò dẫn dắt các tổ công nghệ số cộng đồng, lan tỏa tiềm năng ứng dụng công nghệ số đến mọi vùng, miền của tỉnh, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, về bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo, công chức trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cho hơn 3.500 học viên là cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các xã trên địa bàn tỉnh mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình bảo vệ 4 lớp; tập huấn kiến thức về kỹ năng số; tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; các nội dung bảo đảm an toàn, an ninh hoạt động trên hạ tầng bưu chính khi tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử...